Từ lâu, bệnh giang mai là một căn bệnh xã hội đặc biệt nguy hiểm đối với con người. Không như những bệnh xã hội khác, bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khá lâu và vì thế mà có không ít người không hề biết mình mắc phải bệnh. Việc nhận biết các dấu hiệu triệu chứng của bệnh giang mai sẽ giúp bệnh nhân sớm đi khám chữa.
Tham khảo: Những địa chỉ khám bệnh xã hội ở Hà Nội uy tín tốt nhất
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một loại bệnh nguy hiểm do xoắn khuẩn nhạt Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này là một loại xoắn khuẩn phân chia theo kiểu 30 – 33h/lần, có hình xoắn, thường tồn tại ở những khu vực ẩm ướt.
Loại xoắn khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người qua cơ quan sinh dục, niêm mạc da, mắt, miệng, môi, trực tràng. Xoắn khuẩn này sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể qua việc quan hệ tình dục không an toàn, truyền máu…
Nếu vô tình tiếp xúc với vết xước, vết thương hở hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn mặt… thì sẽ dễ bị nhiễm bệnh giang mai.
Một thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới mỗi ngày có tới 1000 người mắc các bệnh xã hội, trong đó bệnh giang mai chiếm đến 40% các trường hợp.
Nếu không chữa trị kịp thời, xoắn khuẩn giang mai sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể, đi tới các cơ quan quan trọng và gây ra rất nhiều biến chứng, hệ lụy nghiêm trọng. Chính vì vậy mà đây được coi là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay.
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh giang mai
Bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh lâu, phát triển phức tạp qua 4 giai đoạn chính. Thông thường, xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể thì không gây ra biểu hiện. Sau khoảng 3 – 4 tuần, bệnh nhân mới bắt đầu có các biểu hiện, dấu hiệu điển hình của bệnh giang mai, cụ thể:
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 1
Xuất hiện các săng giang mai – biểu hiện là những vết trợt có màu đỏ, nông ở bề mặt da, không có mủ, hình bầu dục hoặc hình tròn.
Các săng giang mai này thường có kích thước khoảng 0, 3 – 3cm, mọc đơn độc, không gây ngứa ngáy, không gây đau đớn, nền cứng giống như mảnh bìa.
Đối với nam giới, săng giang mai thường thấy ở rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, dương vật, vùng bìu… Bên cạnh đó, nam giới còn thấy có các vết trợt ở miệng sáo, niệu đạo và tiết ra nhiều dịch nhầy; ở bao quy đầu thấy phù nề; còn ở dương vật thấy vết loét giống như đồng xu.
Còn ở nữ giới, sẽ thấy săng giang mai mọc ở âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, cổ tử cung… Lúc này, nữ giới sẽ thấy có các vết loét gây phù nề và khi lành thường để lại sẹo nông.
Ngoài ra, nhiều trường hợp còn thấy săng giang mai xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi, xung quanh hậu môn… nếu có quan hệ tình dục không an toàn qua miệng, hậu môn (thường là kiểu quan hệ đồng tính).
Hầu hết các săng giang mai chỉ xuất hiện trong vài tuần rồi biến mất, điều này khiến nhiều người cho rằng bệnh tự khỏi và không cần đi khám chữa. Đây thực chất là xoắn khuẩn giang mai đã đi vào máu và chuẩn bị phát bệnh ở giai đoạn tiếp.
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2
Giang mai giai đoạn 2 xảy ra từ 4 – 10 tuần sau giai đoạn 1 và tiến triển nhanh chóng. Cụ thể thì giang mai giai đoạn 2 có những dấu hiệu, triệu chứng điển hình như là:
Nổi các dát màu hồng hoặc màu đỏ mọc đối xứng ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể gọi là đào ban.
Đào ban thường không nổi trên bề mặt da, không đau đớn, không ngứa ngáy, không gây bất kỳ khó chịu gì cho bệnh nhân, nếu ấn vào các nốt ban này sẽ thấy mất đi.
Các đào ban thường mọc tập trung ở ngực, lưng, mạn sườn, lòng bàn tay, lòng bàn chân… trông giống bị dị ứng hoặc phát ban.
Bệnh nhân cũng có những nốt sẩn với nhiều loại như sẩn nang lông, sẩn có mủ, sẩn có vảy, sẩn hình nhẫn, sẩn dạng trứng cá…
Giai đoạn này của bệnh giang mai còn có nhiều hạch nhỏ xuất hiện ở nhiều vị trí như nách, bẹn, cổ, dưới cằm sau tai, cùi tay…
Một số trường hợp còn có các mụn nước lở loét ở dưới da gây ra cảm giác đau rát, khó chịu cho bệnh nhân. Ở giai đoạn này, các mụn nước thường chứa dịch có xoắn khuẩn giang mai nên dễ lây nhiễm sang cho người khác.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có các biểu hiện toàn thân như khàn cổ, đau họng, nhức đầu, sốt, đau nhức xương khớp, chán ăn, sụt cân, người mệt mỏi, rụng tóc, đau đầu…
Giang mai ở giai đoạn này nếu không điều trị giang mai kịp thời, các biểu hiện không thể tự khỏi và bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tiếp. Nhiều trường hợp còn gặp phải các biến chứng như viêm võng mạc, viêm giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng não.
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Giai đoạn này của bệnh giang mai được gọi là giai đoạn tiềm ẩn bởi ở giai đoạn này, người bệnh không hề có biểu hiện nào, bệnh cũng diễn biến thầm kín nên rất khó phát hiện. Nguyên nhân là do xoắn khuẩn giang mai đang âm thầm tàn phá các cơ quan trong cơ thể nên sẽ không gây ra biểu hiện gì.
Ở giai đoạn này tuy không có biểu hiện nhưng vẫn lây sang người khác nếu không có biện pháp phòng ngừa. Và nếu muốn biết chính xác có phải mình mắc bệnh giang mai hay không, bệnh nhân cần phải làm xét nghiệm huyết thanh.
Dấu hiệu giang mai giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, xảy ra sau 10 – 25 năm và được chia thành nhiều hình thức khác nhau. Giai đoạn cuối của bệnh giang mai cực kỳ nguy hiểm, xoắn khuẩn giang mai đã phá hủy các cơ quan quan trọng trong cơ thể, bệnh nhân phải đối mặt với không ít hậu quả nghiêm trọng.
- Củ giang mai: Thường có hình mặt phẳng hoặc hình cầu không đối xứng, kích thước bằng hạt ngô, nổi cao ở bề mặt da, tròn ở da, màu đỏ hơi ngả tím, tiến triển không lành tính. Củ giang mai thường khu trú ở niêm mạc, hệ tiêu hóa, mắt, khớp, cơ bắp, da… và nếu ăn sâu vào các cơ quan quan trọng mà không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Giang mai tim mạch: Chủ yếu xuất hiện từ 10 – 30 năm sau khi nhiễm phải bệnh. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp có thể kể đến như là phình động mạch, hở van tim, trụy tim, dễ đột quỵ, thậm chí là dẫn đến tử vong…
- Giang mai thần kinh: Thường xuất hiện từ 4 – 25 năm sau khi bệnh nhân mắc bệnh giang mai. Xoắn khuẩn giang mai đã tấn công vào hệ thần kinh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ảo giác, rối loạn ý thức, động kinh, đột quỵ, bại liệt, có thể gây tử vong đột ngột.
*Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Bệnh giang mai có thể coi là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên nếu phát hiện, chữa trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi của bệnh khá cao. Chú ý, bệnh nhân cần đi khám, xét nghiệm giang mai và điều trị sớm ngay khi nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh giang mai thì mới đảm bảo có thể chữa được bệnh.
Hiện nay thì phòng khám đa khoa Thái Hà là địa chỉ đã áp dụng thành công Liệu pháp cân bằng miễn dịch điều trị bệnh giang mai cho nhiều trường hợp. Và hiệu quả của phương pháp này mang lại khá cao, có thể chữa trị dứt điểm bệnh. Bệnh nhân có thể lựa chọn chữa trị bệnh giang mai tại phòng khám vì nơi đây có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
Nếu còn thắc mắc về các dấu hiệu triệu chứng của bệnh giang mai, đồng thời muốn đặt lịch hẹn khám với phòng khám, bệnh nhân có thể gọi tới số 0365.116.117 hoặc nhấp vào khung chat để được giải đáp, tư vấn cụ thể.