“Chào bác sĩ, dạo gần đây tại bộ phận sinh dục em thấy có sự xuất hiện của những nốt mẩn đỏ, những vết loét nông mọc lên đơn lẻ, chúng không có mủ và sờ vào cứng. Vô cùng lo lắng khi thấy những dấu hiệu bất thường đó, em đã tìm hiểu thì thấy những triệu chứng của mình rất giống với bệnh giang mai. Vậy  bệnh giang mai là bệnh gì, lây qua đường nào? Hy vọng bác sĩ sẽ giải đáp sớm giúp em thắc mắc này. Em cảm ơn rất nhiều.”

(Hoàng Quân – 27 tuổi – Hà Nội)

Chào bạn, cảm ơn bạn khi đã tin tưởng phòng khám đa khoa Thái Hà của chúng tôi để gửi gắm về đây những thắc mắc của bản thân. Đối với thắc mắc của bạn thì sau đây bác sĩ Đỗ Văn Chiến – bác sĩ chuyên khoa I với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành có đưa ra câu trả lời như sau:

Bệnh giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai là bệnh xã hội do xoắn khuẩn Treponema pallidum là thủ phạm gây bệnh chính. Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum được Schaudinn và Hoffmann tìm thấy vào năm 1905. Đây là một loại xoắn khuẩn có nền đen, hình lo xo bao gồm từ 6 – 14 vòng xoắn và di chuyển qua lại theo 3 hướng chính: dọc theo hình xoắn ốc, ngang, lượn sóng.

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể xuất hiện ở nam nữ mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, thường những người có quan hệ tình dục nhiều, quan hệ không phòng tránh với gái mại dâm hay người đồng tính sẽ là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.

Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh từ 15 – 30 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh giang mai. Sau khi hết thời gian ủ bệnh thì  người bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện và triệu chứng ra bên ngoài để nhận biết như sau:

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn đầu

  • Người bệnh xuất hiện săng giang mai. Săng giang mai chính là những vết lở loét hoặc những nốt tròn mẩn đỏ trên da, kích thước từ 0,3 – 3 cm, không gây đau và không gây ngứa, thường xuất hiện ở xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Ngoài săng giang mai ra thì còn xuất hiện hạch giang mai ở những khu vực lân cận. Giai đoạn đầu chúng sưng to rồi dần biến mất.
  • Giai đoạn đầu biểu hiện, triệu chứng của bệnh giang mai sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần sau đó biến mất.

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2

  • Sau khi giai đoạn 1 kết thúc khoảng 45 ngày thì bệnh giang mai sẽ bước sang giai đoạn 2. Giai đoạn 2 thì xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào máu, nên chúng gây ra những tổn thương nặng nề ở trên khắp cơ thể.
  • Xuất hiện những nốt phát ban màu đỏ hoặc màu hồng nhạt ở trên da, khi dùng tay ấn vào những nốt đó thì chúng sẽ biến mất. Triệu chứng này thường xuất hiện ở xung quanh sườn, ngực, tay, bụng,…
  • Xuất hiện sẩn giang mai ở tay, chân, lưng, có thể mọc lẻ tẻ hoặc tập trung thành mảng. Sẩn giang mai khi tiếp xúc cọ xát nhiều sẽ có thể bị chảy nước.
  • Cơ thể nổi lên những những nốt phỏng nước khiến cho vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt.
  • Người mắc bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau họng, đau đầu, rụng tóc,…
  • Những biểu hiện, triệu chứng của giai đoạn 2 khi không được chữa trị có thể sẽ mất đi sau 2 – 6 tuần.

Giang mai giai đoạn 3 (giai đoạn tiềm ẩn)

  • Người bệnh lúc này thường sẽ không có triệu chứng nào cả.
  • Giai đoạn tiềm ẩn bệnh cũng ít lây nhiễm hơn so với những giai đoạn trước.

Bệnh giang mai giai đoạn 4

  • Đây là giai đoạn cuối của bệnh, bệnh ở giai đoạn này sẽ bùng lên và phát triển mạnh mẽ.
  • Xoắn khuẩn giang mai lúc này đã xâm nhập vào toàn bộ cơ thể và gây nên những ảnh hưởng nặng nề cho não, hệ thống thần kinh, tim mạch, xương khớp,…
  • Giang mai giai đoạn cuối sẽ gây phình động mạch chủ, gây bại liệt toàn thân, gây co giật, mù lòa, tê tứ chi, mất trí nhớ,…

Có thể nói, bệnh giang mai là căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm. Bệnh khi không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Biến chứng của bệnh giang mai sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, chính vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.

Bạn Quân thân mến, với những chia sẻ của bạn về những dấu hiệu bất thường như vậy thì khả năng bạn bị bệnh giang mai là rất cao. Bệnh giang mai là bệnh vô cùng nguy hiểm, vì vậy bạn nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, thực hiện những xét nghiệm để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh xã hội giang mai là căn bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng trong xã hội, có rất nhiều con đường lây nhiễm bệnh giang mai, cụ thể:

Lây nhiễm qua đường tình dục

Theo thống kê của cơ quan phòng chống dịch bệnh quốc gia Mỹ cho biết: đến 95% trường hợp nhiễm bệnh giang mai là lây nhiễm qua đường tình dục. Khi có quan hệ không phòng tránh với người nhiễm bệnh thì khả năng lây nhiễm là không tránh khỏi. Thậm chí bệnh giang mai cũng có thể lây nhiễm qua đường miệng khi có quan hệ tình dục bằng miệng.

Quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm chính bệnh giang mai. Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm xoắn khuẩn qua đường tình dục chiếm đến tận 70% dù chỉ là quan hệ tình dục duy nhất 1 lần với các đối tượng như: người đồng tính, gái mại dâm, người có nhiều bạn tình.

Lây nhiễm qua đường máu

Ngoài đường tình dục ra thì bệnh giang mai cũng có thể lây nhiễm qua đường máu. Giang mai ở giai đoạn đầu vào khoảng ngày thứ 10 mắc bệnh thì sẽ xâm nhập vào máu. Vì vậy, nếu như người bệnh có sử dụng chung kim tiêm hay vô tình truyền máu cho người khác thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.

Tuy nhiên, thường thì bệnh giang mai lây nhiễm qua đường máu sẽ ít và hiếm. Bởi trước khi có hành động cho máu thì các bác sĩ sẽ xét nghiệm kiểm tra kỹ càng nguồn máu trước sau đó mới tiếp máu cho người cần. Những đối tượng bị bệnh giang mai lây nhiễm qua đường máu, chủ yếu là những người nghiện ma túy có hành động hút chích sử dụng chung bơm kim tiêm thì mới bị.

Lây truyền từ mẹ sang con

Nữ giới nếu như mắc bệnh giang mai mà mang thai thì khả năng lây nhiễm sang cho con là rất cao. Khi này, xoắn khuẩn giang mai sẽ đi vào cơ thể em bé và gây bệnh thông qua đường dây rốn.

Nữ giới mang thai bị bệnh giang mai thì sẽ gây nguy hiểm vô cùng cho em bé. Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào trong cơ thể thì sẽ gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Thai phụ lúc này có nguy cơ dễ bị sảy thai cao hay dễ sinh non, còn thai nhi thì dễ bị chết lưu hoặc bị dị dạng và phát triển không bình thường.

Nữ giới mang thai mà bị mắc bệnh giang mai thì khả năng lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi là rất cao. Chính vì vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyến khích chị em nếu như đang bị bệnh giang mai thì tuyệt đối không nên mang thai để tránh gây những hậu quả không đáng có cho cả thai phụ và thai nhi.

Lây nhiễm qua việc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai nữa mà chúng ta không thể nào không nhắc đến đó chính là lây nhiễm qua việc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt. Quá trình sống chung với người bệnh và sử dụng chung đồ đạc cá nhân như: bàn chải, bồn tắm, khăn mặt, đồ lót, khăn tắm,… thì quá trình lây nhiễm bệnh chéo sang nhau là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, thường thì con đường lây nhiễm bệnh này cũng có khả năng lây nhiễm bệnh thấp. Bởi xoắn khuẩn giang mai chỉ phát triển nhanh chóng trong cơ thể, khi ra ngoài thì chúng sẽ trở nên yếu.

Lây nhiễm qua những vết thương hở

Vết thương hở trên da cũng chính là một con đường lây nhiễm bệnh giang mai từ người này sang người khác. Bởi vết thương hở là môi trường “trú ngụ” lý tưởng của vi khuẩn. Những tiếp xúc thường ngày nếu như bạn vô tình tiếp xúc với dịch nhầy chứa xoắn khuẩn thì xoắn khuẩn giang mai sẽ tận dụng thời cơ đó để gây bệnh.

Bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho nhau qua rất nhiều con đường. Tuy nhiên thì con đường lây nhiễm bệnh chính và phổ biến nhất hiện nay vẫn là lây nhiễm qua đường tình dục. Những đối tượng làm nghề mại dâm, có quan hệ tình dục không lành mạnh, bừa bãi, quan hệ với gái mại dâm và với người đồng tính,… thì nguy cơ mắc bệnh là rất lớn.

Cách để phòng tránh bệnh giang mai?

Để phòng tránh bệnh giang mai thì bác sĩ chuyên khoa có đưa ra một số những lời khuyên hữu ích để phòng tránh,, cụ thể như sau:

  • Xây dựng thói quen tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ với người đồng tính hay gái mại dâm.
  • Khi quan hệ tình dục phải dùng bao cao su để phòng tránh, không nên quan hệ bằng miệng.
  • Hạn chế những tiếp xúc không cần thiết với người mắc bệnh.
  • Khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần phải đi thăm khám để chẩn đoán bệnh ngay lập tức.
  • Thực hiện chế độ đi khám bệnh định kỳ 6 tháng/ lần.

Trên đây là lời giải đáp của bác sĩ Đỗ Văn Chiến về toàn bộ thắc mắc của bạn. Hy vọng với câu trả lời này thì bạn đã hiểu rõ hơn về những triệu chứng mà bản thân đang gặp phải. Bệnh giang mai sẽ rất nguy hiểm khi không được chữa trị, do đó nếu như nhiễm bệnh thì các bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác có thể liên hệ theo số hotline 0365. 116. 117 để được hỗ trợ nhanh chóng.