Bệnh trĩ là loại bệnh gặp rất nhiều trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều không biết rõ khái niệm bệnh trĩ là gì nên không thể chủ động phòng tránh cũng như phát hiện sớm triệu chứng của bệnh,vì vậy đa số các ca mắc trĩ đều đi khám khi tình trạng bệnh đã trầm trọng, thậm chí là đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Để không rơi vào tình trạng này, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhưng vô cùng quan trọng về bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là gì
Bệnh trĩ là gì? chuyên gia Hỏi Bác Sĩ cho biết, đây là loại bệnh lý thuộc khu vực hậu môn trực tràng bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ và người già, nhất là những người có thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Người mắc bệnh trĩ cần sớm phát hiện ra dấu hiệu bệnh vì việc chữa trị sớm không những đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí chữa bệnh trĩ mà còn giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng, nhiễm trùng, thiếu máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới (do bộ phận sinh dục nữ giới có cấu tạo mở và rất gần hậu môn)...
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc bệnh trĩ:
Để nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ không phải là điều khó khăn, mọi người chỉ cần chú ý 1 chút là có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở hậu môn, cụ thể:
- Khi bị trĩ người bệnh sẽ thấy có cảm giác khó chịu, đau rát hậu môn trong mỗi lần đại tiện.
- Cảm giác đại tiện khó, khi đại tiện xong có cảm giác đại tiện chưa hết.
- Có thể thấy máu dính kèm theo giấy vệ sinh hoặc phân.
- Có cảm giác ngứa ngáy, cộm ở hậu môn.
- Hậu môn bị sưng, có cục lòi ra (búi trĩ). Ở những người bị trĩ giai đoạn nặng búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài mà không thể tự co lên được từ đó gây vướng víu, khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ:
Nguyên nhân bệnh trĩ từ thói quen ăn uống
Ít ai có thể ngờ rằng việc ăn uống hàng ngày cũng là 1 trong những nguyên nhân bệnh trĩ điển hình,vì vậy nhiều người cứ ăn thoải mái mà không biết rằng mình đang có nguy cơ bị bệnh trĩ hỏi thăm bất cứ lúc nào. Do đó nếu bạn muốn phòng tránh bệnh trĩ bạn cần tránh xa nguyên nhân gây bệnh từ các thói quen ăn uống dưới đây:
- Ăn ít rau xanh, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, mù tạt, uống rượu bia... làm cơ thể rơi vào tình trạng táo bón. Việc táo bón gây ảnh hưởng rất nhiều đến tĩnh mạch ở hậu môn vì khi bị táo bón phân rất khô và cứng, khi đại tiện cần phải dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài từ đó gây căng giãn các tĩnh mạch. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì sẽ gây ra việc đại tiện ra máu - triệu chứng của rất nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh trĩ.
- Để phòng tránh bệnh trĩ do ăn uống bạn cần ăn nhiều rau xanh, uống đủ 2 lít nước hàng ngày và hạn chế đồ cay nóng, đồ uống có cồn để cơ thể không bị rơi vào tình trạng táo bón.
Nguyên nhân bệnh trĩ từ thói quen sinh hoạt
Nếu như bạn đang có 1 trong những thói quen sinh hoạt không lành mạnh dưới đây thì bạn cần phải từ bỏ ngay vì ngoài thói quen ăn uống thì thói quen sinh hoạt không tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ:
- Ít vận động: Ngồi lì 1 chỗ, đứng lâu không đi lại từ đó làm khí huyết không được lưu thông và gây áp lực cho các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Những người có tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều và ít vận động như nghề may, nhân viên văn phòng...là những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất. Vì vậy để phòng tránh bệnh trĩ bạn cần thường xuyên đi lại để khí huyết được lưu thông và giảm áp lực cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn.
- Làm việc nặng: Làm việc nặng thường xuyên cũng sẽ gây áp lực cho các tĩnh mạch ở hậu môn.
- Nhịn đại tiện: đây là 1 thói quen rất xấu bởi ngoài việc gây ảnh hưởng cho sức khỏe vì cơ thể hấp thụ các chất độc do phân tích tụ lâu thì việc nhịn đại tiện còn làm phân bị cứng và khô lại từ đó gây khó khăn khi đại tiện. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục thì nguy cơ bị mắc bệnh trĩ sẽ rất cao.
- Ngồi lâu và rặn khi đại tiện: Thói quen xấu khi đại tiện này cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng do đó để không bị mắc trĩ bạn không nên ngồi lâu cũng như rặn khi đại tiện.
- Vệ sinh không sạch sẽ: đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do việc vệ sinh hậu môn kém sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở vùng hậu môn. Do đó bạn nên chú ý đến việc vệ sinh hậu môn hàng ngày và sau mỗi lần đại tiện.
- Quan hệ tình dục đường hậu môn: Quan hệ tình dục đường hậu môn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hậu môn, phát sinh bệnh trĩ hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh trĩ vốn có.
Nguyên nhân khác
- Thừa cân/béo phì: Người thừa cân/béo phì khiến áp lực lên vùng bụng dưới tăng cao, tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn trực tràng, từ đó hình thành bệnh trĩ.
- Người cao tuổi: Tuổi càng cao thì các chức năng sinh lý của cơ thể càng suy giảm, nguy cơ táo bón tăng cao từ đó phát sinh bệnh trĩ.
- Phụ nữ mang thai và sinh con: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ ở bà bầu như: Nồng độ hormon progesteron tăng, khi bào thai phát triển sẽ tạo thành áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao mắc táo bón thường xuyên, đều là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ; Đối với phụ nữ sinh thường, quá trình sinh đẻ phải rặn mạnh, cơ vùng hậu môn trực tràng căng giãn quá mức là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
- Người mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hoá: Ở người mắc bệnh được hô hấp, ho nhiều khiến áp lực lên vùng bụng gia tăng đột ngột, các tĩnh mạch trĩ bị phình quá mức gây ra bệnh trĩ. Với người mắc bệnh đường tiêu hoá, thường xuyên táo bón, đầy hơi... cũng khiến áp lực lên ổ bụng, các tĩnh mạch trĩ gia tăng và dẫn tới bệnh trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ là như thế nào?
Chuyên gia Phòng khám Thái Hà cho biết, bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý về hậu môn trực tràng. Nếu không khắc phục bệnh trĩ kịp thời không những chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng mà người bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như ung thư đại – trực tràng, thiếu máu, nhiễm trùng…Do đó ngay khi có các biểu hiện cũng như triệu chứng bệnh trĩ dưới đây người bệnh cần đến các địa chỉ điều trị bệnh trĩ uy tín để thăm khám:
- Đi đại tiện ra máu : Đi đại tiện ra máu hay còn gọi là chảy máu ở hậu môn mỗi khi đi đại tiện được xem là dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Tùy thuộc vào loại trĩ, cấp độ trĩ mà lượng máu chảy ra mỗi khi đi đại tiện ít nhiều khác nhau. Thông thường khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, lượng máu chảy ra mỗi khi đi đại tiện ít, chỉ thấm một chút ở phân hoặc lưu lại một ít ở đồ lót, giấy vệ sinh. Còn khi bệnh trĩ ở mức độ nặng thì lượng máu chảy ra nhiều, chảy nhỏ giọt hoặc thành tia có thể quan sát rõ bằng mắt thường. Tình trạng kéo dái khiến khiến cơ thể mất đi một lượng máu nhất định dẫn tới thiếu máu với sự xuất hiện của hàng loạt triệu chứng khác liên quan như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu.
- Sa búi trĩ ngoài hậu môn: Triệu chứng bệnh trĩ này thường khó phát hiện hơn và thường chỉ nhận biết khi búi trĩ đã phát triển to và lòi ra ngoài, đây là biểu hiện của bệnh trĩ khi đã ở giai đoạn muộn. Búi trĩ sa xuống sẽ gây cộm, vướng víu cho người bệnh từ đó làm giảm nghiêm trọng chất lượng sống của người bệnh, khiến người bệnh không thể tập trung vào cuộc sống hàng ngày như công việc, vui chơi giải trí..., nhất là ở giai đoạn cuối.
- Đau rát hậu môn: Cảm giác này cũng gặp nhiều ở những người bị bệnh trĩ bởi bệnh gây nhiều khó khăn, tốn sức và đau rát hậu môn cho người bệnh khi đại tiện. Ngoài cảm giác đau rát còn có các biểu hiện khác kèm theo như cảm giác đại tiện không hết, đại tiện khó…
- Ngứa ngáy hậu môn: Khi bị trĩ người bệnh thi thoảng sẽ thấy xuất hiện dấu hiệu ngứa hậu môn bởi búi trĩ sa xuống làm hậu môn tiết dịch nhiều hơn từ đó vùng hậu môn luôn bị ẩm ướt…điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển và tấn công da ở khu vực này.
- Nghẹt búi trĩ : Bệnh trĩ phát triển đến mức độ nặng sẽ xuất hiện triệu chứng nghẹt búi trĩ, do búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn không ngừng gia tăng kích thước, không chỉ có một búi trĩ mà có rất nhiều búi trĩ, đến mức không thể quay về phía bên trong hậu môn. Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng bệnh trĩ này rất rõ ràng thông qua cảm nhận hoặc dùng tay sờ.
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay:
Hiện nay có rất nhiều cách chữa, cách điều trị bệnh trĩ khác nhau căn cứ vào từng loại trĩ, cấp độ trĩ, tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của bệnh nhân.
Cách chữa bệnh trĩ nhờ nam y (thảo dược tự nhiên):
Trong y học, trước khi có sự ra đời của các loại thuốc được tinh chế hay còn gọi là thuốc tây y thì con người đã biết đến cách sử dụng các loại lá cây, hoa, quả, củ và thậm chí là rễ cây để điều trị bệnh trĩ. Đó là cách hiệu quả để hạn chế bệnh phát triển nhanh khi mới vừa nhận thấy dấu hiệu bệnh trĩ. Tuy nhiên để điều trị bệnh trĩ thành công thì phải áp dụng trong thời gian dài và đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì. Dưới đây chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách sử dụng một loại loại thảo dược này để chữa bệnh trĩ.
- Rau diếp cá: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá rất đơn giản như sau, rau diếp cá giã nát, uống nước lấy bã đắp vào hậu môn. Trong các thành phần của rau diếp có chứa nhiều hoạt chất vì thế mà nó có tác dụng rất lớn trong việc tăng sức đề kháng, tăng sự dẻo dai cho thành trực tràng, làm lành vết thương, chống viêm và tiêu biến bút trĩ.
- Lá thiên lý non: Với lá thiên lý non người bệnh cũng làm tương tự như rau diếp cá, khi giã có thể cho thêm một vài hạt muối tinh, khuấy đều, dùng bông y tế thấm ướt nước cốt đắp vào bút trĩ. Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ và hậu môn để tránh bị nhiễm trùng. Tại sao lá thiên lý non có thể điều trị bệnh trĩ? Bởi vì, theo nghiên cứu lá thiên lý non có vị ngọt, tính bình, có khả năng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, tiêu viêm, sát trùng, diệt khuẩn, kích thích quá trình lên da non.
- Củ mã thầy: Củ mã thầy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kích thích tiêu hóa. Với những bệnh nhân mắc trĩ có thể nấu 500gram củ mã thầy với đường trong khoảng 1 giờ rồi ăn liên tục như thế trong 3 ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh trĩ giảm dần.
- Lá sung kết hợp với rau ngải cứu: Lá sung dùng kết hợp với ngải cứu, ngoài ra có thể thêm một ít cúc tần, nghệ vàng và lá lốt. Cho hỗn hợp vào đun sôi đến khi kết đặc lại thì đỏ thêm vào 1 bát nước, đậy vung, đun tiếp nhỏ lửa trong 10 phút. Người bệnh có thể dùng nước này để xông và ngâm hậu môn. Thực hiện 2 lần trên ngày sẽ thấy được kết quả.
Lưu ý: Với việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam thì người bệnh cần lưu ý thực hiện liên tục trong một thời gian dài để đạt được kết quả như mong đợi.
Cách điều trị bệnh trĩ bằng Tây y:
Với tây y thì bệnh nhân có thể áp dụng cách điều trị bệnh trĩ theo phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc) hoặc ngoại khoa tùy theo triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn nào và tùy theo chỉ định của bác sỹ.
Đối với trĩ nội: Bệnh được chia làm 4 cấp độ khác nhau. Từng cấp độ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp.
- Cấp độ 1: hậu môn nóng rát, bút trĩ mới chớm hình thành trong ống hậu môn nên có thể điều trị bằng thuốc và chích xơ.
- Cấp độ 2: Bút trĩ hình thành rõ ràng tuy nhiên kích thước rất nhỏ có thể điều trị bằng thuốc, chích xơ và thắt dây thun.
- Cấp độ 3: Bút trĩ to, rơi hẳn ra ngoài hậu môn có thể sử dụng thủ thuật thắt dây thun, làm đông bằng nhiệt hoặc cắt bỏ trĩ.
- Cấp độ 4: Trĩ sa bất cứ lúc nào, người bệnh không thể tự cho bút trĩ vào trong được khi đó bắt buộc phải cắt trĩ.
Đối với trĩ ngoại, trong y học không chia cấp độ nhưng cũng có giai đoạn nặng và nhẹ. Đai bộ phận bệnh nhân đều được chỉ định sử dụng cách điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) và cắt trĩ khi có huyết khối, bút trĩ quá nặng hoặc bút trĩ có biểu hiện viêm loét.
Một số mẹo chữa bệnh trĩ nên dùng kết hợp với việc điều trị:
Các mẹo chữa bệnh trĩ hiệu quả thực chất là những lưu ý nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày để giúp bệnh nhân mắc trĩ giảm bớt đau đớn,khó chịu đồng thời tăng hiệu quả, giảm thời gian điều trị và giúp bệnh mau khỏi. Đối với những người chưa mắc bệnh hoặc mới bắt đầu có biểu hiện của bệnh trĩ, sử dụng những mẹo chữa này sẽ giúp phòng tránh tối đa bệnh. Sau đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà xin giới thiệu với các bạn một số mẹo chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất được nhiều người tin dùng.
- Thay đổi cách ăn uống: Thực đơn hàng ngày chính là đơn thuốc mà bệnh nhân tự kê cho mình, bệnh nhân nên được cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và uống đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Thực đơn này giúp bệnh nhân tránh được táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên cố gắng ăn những đồ mát, đồ nhuận tràng, uống các loại nước ép như nước mía, rau má, nước ép cà rốt. Tránh đồ ăn mặn, đồ ăn nhanh với những gia vị cay nóng, nước uống chứa chất cồn như bia, rượu, café...
- Không rặn khi đi cầu: Nhiều người không biết rằng đại tiện khó là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ở giai đoạn đầu,vì vậy khi bị đại tiện khó, hầu hết mọi người đều cố gắng sức để rặn nhưng việc làm này có thể khiến các tĩnh mạch bị giãn quá mức gây sưng đau, khiến cho bệnh trĩ ngày càng trầm trọng hơn. Việc bạn cần làm chỉ là kiên nhẫn và dành nhiều thời gian hơn cho việc đi đại tiện và kết hợp ăn các chất dễ tiêu.
- Tạo thói quen đại tiện: .Hãy đi đại tiện vào một thời gian cố định trong ngày, tốt nhất là sau khi ngủ dậy buổi sáng. Đi ngoài có thể tạo thành thói quen và lúc đó không cần phải rặn cứ đến thời điểm ấy người bệnh sẽ tự khắc đi đại tiện nhanh chóng vì lúc này đã tạo thành 1 phản xạ tự nhiên.
- Ngâm nước ấm: Mỗi ngày bạn dùng một chậu nước ấm vừa đủ để ngập hậu môn sau đó ngồi xổm hoặc bó gối ngâm cho đến khi giảm đau. Với cách làm này nước ấm sẽ giúp máu ở các tĩnh mạch tuần hoàn và lưu thông, giảm đau.
- Không mặc quần quá chật: Quần rộng sẽ tốt hơn trong những lúc thế này, không nên mặc bó sát và việc mặc quần chật sẽ gây cọ sát vào vùng hậu môn từ đó làm trầy xước gây sưng viêm, nhiễm trùng do vùng hậu môn có rất nhiều vi khuẩn có hại cư trú nếu hậu môn bị trầy xước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn này tấn công và gây viêm nhiễm. Nếu hậu môn bị viêm nhiễm sẽ làm tăng tình trạng bệnh từ đó sẽ khiến các búi trĩ sa xuống làm người bệnh cảm thấy vướng víu vì thế loại bỏ các quần bó chặt cũng là 1 mẹo vặt rất hay trong việc chữa trị bệnh trĩ.
- Dùng dầu bôi hậu môn: Dầu petroleum jelly có bán tại các hiệu thuốc, bạn hãy dùng nó xoa vào hậu môn đặc biệt là khi bị táo bón, dầu có tác dụng bôi trơn cơ vòng hậu môn làm cho bạn dễ dàng hơn khi đại tiện.
Hi vọng những thông tin trong bài viết bệnh trĩ là gì: nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn các kiến thức cơ bản về căn bệnh phiền phức này để từ đó có thể phát hiện và phòng tránh cũng như có thể nhận biết và có hướng xử lý kịp thời. Nếu không may xuất hiện các triệu chứng bệnh trĩ như trên hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Mọi thắc mắc vui lòng gọi: 0365 116 117 để được các chuyên gia hậu môn trực tàng tại phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn trực tiếp.
Tham khảo: Review kinh nghiệm đi cắt trĩ
Review kinh nghiệm đi cắt trĩ hiệu quả nhất
Review kinh nghiệm đi cắt trĩ hiệu quả nhất